Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

quan tri chat luong Mô hình thu doanh thu trong thương mại điện tửMô hình thu doanh thu tr, Thesis of International labour law

Mô hình thu doanh thu trong thương mại điện tửMô hình thu doanh thu trong thương mại điện tử

Typology: Thesis

2021/2022

Uploaded on 10/07/2024

nguyen-hien-30
nguyen-hien-30 🇺🇸

3 documents

1 / 226

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TÀI LIỆU HỌC TẬP
QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
(Tài liệu lưu hành nội bộ)
Số tín chỉ : 03
Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh
Trình độ đào tạo: Đại học
HÀ NỘI, 2019
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e
pf4f
pf50
pf51
pf52
pf53
pf54
pf55
pf56
pf57
pf58
pf59
pf5a
pf5b
pf5c
pf5d
pf5e
pf5f
pf60
pf61
pf62
pf63
pf64

Partial preview of the text

Download quan tri chat luong Mô hình thu doanh thu trong thương mại điện tửMô hình thu doanh thu tr and more Thesis International labour law in PDF only on Docsity!

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TÀI LIỆU HỌC TẬP

QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

(Tài liệu lưu hành nội bộ)

Số tín chỉ : 03

Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh

Trình độ đào tạo: Đại học

HÀ NỘI, 2019

MỤC LỤC

8.5.1. Hệ thống duy trì sản xuất toàn diện ( Total Productive Maintenance -TPM)

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
  • LỜI GIỚI THIỆU
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM/DỊCH VỤ
    • 1.1. Sản phẩm
      • 1.1.1. Khái niệm sản phẩm
      • 1.1.2. Các thuộc tính của sản phẩm
    • 1.2. Chất lượng sản phẩm
      • 1.1.2. Khái niệm
      • 1.2.2. Các đặc điểm của chất lượng sản phẩm
      • 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
        • 1.2.3.1. Các yếu tố vĩ mô
        • 1.2.3.2. Các yếu tố vi mô
        • 1.2.3.3. Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp – quy tắc 4M
    • 1.3. Chất lượng dịch vụ
      • 1.3.1. Dịch vụ và chất lượng lượng dịch vụ
        • 1.3.1.1. Dịch vụ và đăc điểm dịch vụ
        • 1.3.1.2. Chất lượng dịch vụ
      • 1.3.2. Mô hình cung ứng dịch vụ chất lượng
      • 1.3.3. Tiêu chí đánh giá và đo lường chất lượng dịch vụ
  • CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG
  • BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG
  • CHƯƠNG 2: TIÊU CHUẨN HÓA VÀ ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
    • 2.1. Tiêu chuẩn hóa........................................................................................................
      • 2.1.1. Khái niệm
      • 2.1.2. Nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn hóa
      • 2.1.3. Vai trò của tiêu chuẩn hóa
      • 2.1.4. Phân loại tiêu chuẩn, cấp tiêu chuẩn
        • 2.1.4.1. Phân loại tiêu chuẩn..................................................................................
        • 2.1.4.2. Cấp tiêu chuẩn
      • 2.1.5. Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam
        • 2.1.5.1. Cấu trúc của Hệ thống TCVN
        • 2.1.5.2. Những ưu điểm chính
        • 2.1.5.3. Những vấn đề cần khắc phục....................................................................
    • 2.2. Đo lường chất lượng
      • 2.2.1. Khái niệm
      • 2.2.2. Vai trò của đo lường
      • 2.2.3. Đơn vị đo, chuẩn đo lường và phép đo
      • 2.2.4. Phương tiện đo lường chất lượng
      • 2.2.5. Quản lý Nhà nước về đo lường.
  • CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG
  • BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG
  • CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
    • 3.1. Quá trình phát triển của quản lý chất lượng
      • 3.3.1. Lịch sử phát triển của quản lý chất lượng
      • 3.1.2. Quan niệm về quản lý chất lượng của các chuyên gia hàng đầu
      • 3.1.3. Khái niệm và các nguyên tắc của quản lý chất lượng
        • 3.1.2.1. Khái niệm về quản trị chất lượng.
        • 3.1.2.2. Các nguyên tắc chung của quản trị chất lượng.........................................
    • 3.2. Chức năng của quản trị chất lượng
      • 3.2.1. Hoạch định chất lượng
      • 3 .2.2. Tổ chức thực hiện
      • 3.2.3. Kiểm tra, kiểm soát về mặt chất lượng
      • 3.2.4. Điều chỉnh và cải tiến.
    • 3.3. Quá trình quản lý chất lượng sản phẩm.
      • 3.3.1. Quản lý chất lượng trong thiết kế.
      • 3.3.2. Quản lý chất lượng trong sản xuất...................................................................
      • 3.3.3. Quản lý chất lượng trong phân phối
      • 3.3.4. Quản lý chất lượng trong tiêu dùng
  • CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG
  • BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG
  • CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
    • 4.1. Khái niệm và vai trò của hệ thống chất lượng
      • 4.1.1. Khái niệm hệ thống chất lượng
      • 4.1.2. Vai trò và chức năng của hệ thống quản lý chất lượng
      • 4.1.3. Phân loại hệ thống quản lý chất lượng
        • 4.1.4. Các bộ phận của hệ thống chất lượng..............................................................
    • 4.2. Các hệ thống quản lý chất lượng - 4.2.1. Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM (Total Quanlity Management) - 4.2.1.1. Khái niệm - 4.2.1.2. Các đặc điểm cơ bản của TQM - 4.2.1.3. Triết lý của TQM - 4.2.1.4. Triển khai áp dụng TQM trong doanh nghiệp - 4.2.2. Hệ thống quản lý chất lượng ISO - 4.2.2.1. Khái niệm - 4.2.2.2. Triết lý cơ bản của ISO - 4.2.2.3. Mục đích áp dụng ISO - 4.2.2.4. Các lợi ích từ ISO
      • 4.2.3. Một số hệ thống quản lý chất lượng khác - 4.2.3.1. Hệ thống quản lý môi trường ISO - 4.2.3.2. Hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000 (Social Accountability 8000)
        • Analysis and Critical Control Poin). 4.2.3.3. Hệ thống phân tích mỗi nguy và các điểm trọng yếu HACCP (Hazard
          • 4.2.3.4. Hệ thống chất lượng Q-Base đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
    • 4.3. Các mô hình giải thưởng chất lượng - 4.3.1. Giải thưởng Deming (The Deming Price) - 4.3.2. Giải thưởng Baldrige (The Baldrige Award) - 4.3.3. Giải thưởng chất lượng châu Âu (The European Quality Award – EQA)
  • CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG
  • BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG
  • CHƯƠNG 5: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
    • 5.1. Kiểm tra chất lượng và vai trò của kiểm tra chất lượng - 5.1.1. Khái niệm kiểm tra chất lượng - 5.1.2. Mục tiêu, ý nghĩa của kiểm tra chất lượng - 5.1.2.1. Mục tiêu của kiểm tra chất lượng - 5.1.2.2. Ý nghĩa của kiểm tra chất lượng - 5.1.3. Căn cứ và nhiệm vụ của kiểm tra chất lượng - 5.1.3.1. Các căn cứ của kiểm tra chất lượng - 5.1.3.2. Nhiệm vụ của kiểm tra chất lượng
    • 5.2. Tổ chức kiểm tra chất lượng
      • 5.2.1. Các hình thức kiểm tra chất lượng sản phẩm
        • 5.2.1.1. Kiểm tra toàn bộ
        • 5.2.1.2. Kiểm tra đại diện hay kiểm tra chọn mẫu chấp nhận
      • 5.2.2. Trình tự các bước kiểm tra chất lượng
      • 5.2.3. Nội dung của tổ chức kiểm tra chất lượng
    • 5.3. Chi phí chất lượng
      • 5.3.1. Khái niệm và phân loại chi phí chất lượng....................................................
        • 5.3.1.1. Khái niệm
        • 5.3.1.2. Phân loại chi phí chất lượng
      • 5.3.2. Mối quan hệ giữa các loại chi phí
      • 5.3.3. Quản lý chi phí chất lượng
        • 5.3.3.1. Mục tiêu của quản lý chi phí chất lượng.
        • 5.3.3.2. Quản lý chi phí chất lượng trong các tổ chức.........................................
        • 5.3.3.3. Tính hiệu quả của quản lý chi phí chất lượng
  • CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG
  • BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG
  • CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
    • 6.1. Một số vấn đề chung.............................................................................................
      • 6.1.1. Những nguyên tắc cơ bản về đánh giá chất lượng.
      • 6.1.2. Các phương pháp đánh giá chất lượng
    • 6.2. Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng
      • 6.2.1. Một số chuẩn mực đánh giá hệ thống quản lý chất lượng.............................
      • 6.2.2. Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng dựa vào sự biến động của quá trình.
    • 6.3. Lượng hoá một số chỉ tiêu chất lượng
      • 6.3.1. Hệ số chất lượng và hệ số mức chất lượng
      • 5.3.2. Hệ số hiệu quả sử dụng
      • 6.3.3. Hệ số hữu dụng tương đối
      • 6.3.4. Hệ số phân hạng
      • 6.3.5. Chi phí ẩn của sản xuất kinh doanh.
  • CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG
  • BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG
  • CHƯƠNG 7: CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ TRONG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
    • 7.1. Khái niệm, lợi ích của kiểm soát chất lượng bằng các công cụ thống kê
      • 7.1.1. Khái niệm kiểm soát chất lượng bằng thống kê
      • 7.1.2. Lợi ích của sử dụng các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng
      • 7.1.3. Dữ liệu thống kê
    • 7.2. Các công cụ thống kê cơ bản
      • 7.2.1. Phiếu kiểm tra (check sheet)..........................................................................
      • 7.2.2. Biểu đồ Pareto (Pareto Analysis)
      • 7.2.3. Biểu đồ phân bố tần số hay tần suất (Histogram).........................................
      • 7.2.4. Biểu đồ kiểm soát (Control Chart)
      • 7.2.5. Biểu đồ nhân quả (Cause and Effect diagrams - C&E)................................
      • 7.2.6. Biểu đồ tán xạ (Scatter Diagram)
      • 7.2.7. Biểu đồ tiến trình (Flow chart)
    • 7.3. Các công cụ mới
      • 7.3.1. Biểu đồ tương đồng (Interrelationship digraph)
      • 7.3.2. Biểu đồ quan hệ (Affinity digraph)
      • 7.3.3. Biểu đồ cây (Tree digraph)
      • 7.3.4. Biểu đồ ma trận hay bảng chất lượng (Matrix digraph or quality table)
      • 7.3.5. Biểu đồ phân tích dữ liệu ma trận (Matrix data digraph)
      • – PDPC). 7.3.6. Biểu đồ chương trình quyết định quá trình (Process decision programme chart
      • 7.3.7. Biểu đồ mũi tên (Arrow digraph)
  • CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG
  • BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG
  • CHƯƠNG 8: MỘT SỐ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG HIỆN ĐẠI
    • 8.1. Nhóm chất lượng
      • 8.1.1. Khái niệm
      • 8.1.2. Mục tiêu, ý tưởng cơ bản của nhóm chất lượng
        • 8.1.2.1. Mục tiêu cơ bản của hoạt động nhóm chất lượng
        • 8.1.2.2. Các ý tưởng cơ bản của hoạt động nhóm chất lượng
      • 8.1.3. Tổ chức hoạt động nhóm chất lượng
    • 8.2. Phương pháp 5S
      • 8.2.1. Khái niệm và tác dụng của 5S
        • 8.2.1.1. Khái niệm
        • 8.2.1.2 Tác dụng của 5S
      • 8.2.2. Tổ chức thực hiện 5S
      • 8.2.3. Đánh giá hiệu quả thực hiện 5S - 8.2.3.1. Mục đích của việc đánh giá định kỳ - 8.2.3.2. Nội dung đánh giá
    • 8.3. So sánh theo chuẩn mức (Benchmarking)
      • 8.3.1. Khái niệm, tác dụng của Benchmarking - 8.3.1.1. Khái niệm - 8.3.1.2. Tác dụng của Benchmarking
      • 8.3.2. Các dạng Benchmarking................................................................................
        • 8.3.3. Các bước cơ bản thực hiện Benchmarking.
    • analysis). 8.4. Phân tích kiểu sai hỏng và ảnh hưởng (FMEA – Failure mode and effects
      • 8.4.1. Khái niệm, phân loại và tác dụng của FMEA - 8.4.1.1. Khái niệm - 8.4.1.2. Phân loại - 8.4.1.3. Tác dụng của FMEA
      • 8.4.2. Các bước cơ bản thực hiện FMEA
    • 8.5. Một số phương pháp phối hợp với TQM
      • 8.5.2. Hệ thống sản xuất đúng thời hạn ( Just In Time - JIT)
  • CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG
  • BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

1 5S Phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc

ASEAN- Association of South East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

3 CL – Center Line Đường tâm 4 CPP – Critical Control Points Các điểm trọng yếu 5 EQA – European Quality Award Giải thưởng chất lượng châu Âu

6 FMEA – Failure Modes and Effects Analysis Phân tích kiểu sai hỏng và ảnh hưởng

GMP – Good Manufacturing Practice Hệ thống duy trì sản xuất toàn diện

8 GTCLVN Giải thưởng chất lượng Việt Nam

9 HACCP – Hazard Analysis and Critical Control Points

Hệ thống phân tích mối nguy và các điểm trọng yếu

10 ISO – International Organization for Standardization Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

11 ISO 14000

Hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp

12 ISO 9000 Bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng

13 ITT – International Telephone and Telegraph Hãng điện tín điện thoại quốc tế

14 JIT – Just In Time Hệ thống sản xuất đúng thời hạn 15 Kaizen Hoạt động cải tiến liên tục 16 KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm 17 LCL – Lower Control Limit Đường giới hạn dưới 18 PDCA – Plan Do Check Act Vòng tròn chất lượng, vòng tròn Deming

19 Q – Base Hệ thống quản lý chất lượng áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ 20 QCC – Quality Control Circle Nhóm chất lượng

LỜI GIỚI THIỆU

Ngày nay, với quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, chất lượng sản phẩm và dịch vụ đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Chất lượng không còn là vấn đề kỹ thuật đơn thuần mà đã trở thành vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu không chỉ ở cấp độ doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của tất cả các quốc gia, nó liên quan đến sự sống còn của tất cả các tổ chức khác nhau.

Quản lý chất lượng là một môn khoa học ứng dụng liên ngành, nó quan tâm đến việc đảm bảo chất lượng trong toàn bộ các khâu từ thiết kế, sản xuất đến tiêu dùng. Quản lý chất lượng không chỉ nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm – dịch vụ mà hơn nữa đó còn là cách quản lý toàn bộ quá trình hoạt động, kinh doanh của toàn bộ tổ chức nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả công việc cao nhất.

Để trang bị những kiến thức về quản lý chất lượng trong tổ chức và rèn luyện các kỹ năng thực hành về quản trị chất lượng cho sinh viên, tập thể giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh biên soạn tài liệu học tập Quản trị chất lượng. Tài liệu dựa trên cơ sở tham khảo tài liệu trong nước và ngoài nước cùng với sự đóng góp của các đồng nghiệp với mong muốn giúp sinh viên, các nhà quản trị nắm được những kiến thức cơ bản về quản trị chất lượng trong tổ chức và vận dụng vào hoạt động thực tiễn kinh doanh.

Tài liệu được biên soạn theo đúng chương trình đào tạo và các quy định về cách trình bày của Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp. Nội dung của tài liệu bao gồm 8 chương, với sự tham gia của nhóm tác giả biên soạn sau:

- ThS Nguyễn Văn Hương – Biên soạn chương 1, - ThS Lê Thị Huyền – Biên soạn chương 2, - ThS Vũ Đình Chuẩn – Biên soạn chương 3 - ThS Trần Thị Hằng – Biên soạn chương 5 - Ths Nguyễn Thị Lan Anh – Biên soạn chương 6, 7 Do thời gian và trình độ có hạn nên bài giảng khó có thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để tài liệu học tập này được tái bản hoàn thiện hơn trong những lần sau.

Xin chân thành cám ơn! Nhóm tác giả Ký tên

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM/DỊCH VỤ

Mục đích của chương : Sau khi nghiên cứu và học tập chương này, sinh viên cần nắm được:

  • Khái niệm sản phẩm và các thuộc tính của sản phẩm
  • Khái niệm chất lượng sản phẩm, các đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
  • Khái niệm chất lượng dịch vụ, các mô hình cung ứng dịch vụ chất lượng, các tiêu chí đánh giá và đo lường chất lượng dịch vụ

1.1. Sản phẩm

1.1.1. Khái niệm sản phẩm

Sản phẩm là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế học, công nghệ học, xã hội học…trong mỗi lĩnh vực sản phẩm được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau với những mục đích nhất định.

Trong kinh doanh và quản trị chất lượng thì khái niệm sản phẩm phải gắn liền với thỏa mãn mục đích, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và hiệu quả kinh tế cao.

Sản phẩm là gì? Khi nào nó đạt đến chất lượng mong muốn? nó có khả năng thỏa mãn nhu cầu ra sao? Làm sao để lượng hóa được mức độ thỏa mãn của nó khi sử dụng? Hiệu quả của nó ra sao? Nói đến thuật ngữ sản phẩm, từ thực tế cạnh tranh trên thị trường, người ta quan niệm sản phẩm không chỉ là những sản phẩm vật chất cụ thể mà còn là những sản phẩm dịch vụ và các quá trình.

Theo ISO 8402: 1994: “Sản phẩm (product) là kết quả của các hoạt động hoặc các quá trình. Quá trình là tập hợp nguồn lực và hoạt động liên quan đến nhau để biến đầu vào thành đầu ra”.

Nguồn lực ở đây bao gồm các nguồn nhân lực, vật lực, trí lực… Sản phẩm bao gồm các vật thể hữu hình và vô hình (các dịch vụ, thông tin…). Nó có thể là các bán thành phẩm đã chế biến, các tổ hợp đã lắp ghép…Nó cũng có thể được tạo ra theo một chủ định nào đó (đáp ứng các yêu cầu cụ thể hoặc thỏa mãn khách hàng) và cũng có thể không theo bất cứ ý muốn, chủ định nào (chất ô nhiễm, phế phẩm…).

Theo ISO 9000: 2015: sản phẩm là “kết quả của các quá trình”. Các sản phẩm có thể là:

  • Các loại vật dụng cụ thể
  • Các dịch vụ
  • Các sản phẩm phần mềm Đối với những sản phẩm có kết cấu từ nhiều thành phần thuộc các hình thức khác

 Các yếu tố thẩm mỹ. Đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức, dáng vẻ, kết cấu, kích thước sự hoàn thiện, tính cân đối, màu sắc, trang trí, tính thời trang.

 Độ tin cậy của sản phẩm. Đây là yếu tố đặc trưng cho thuộc tính của sản phẩm liên tục duy trì được khả năng làm việc không bị hỏng hóc, trục trặc trong một khoảng thời gian nào đó. Độ tin cậy là một yếu tố rất quan trọng phản ánh chất lượng của một sản phẩm đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng duy trì và phát triển thị trường.

 Độ an toàn của sản phẩm. Những chỉ tiêu an toàn trong sử dụng, vận hành sản phẩm, an toàn đối với sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường là yếu tố tất yếu, bắt buộc phải có đối với mỗi sản phẩm trong điều kiện tiêu dùng hiện nay. Yếu tố này đặc biệt quan trọng đối với những sản phẩm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng như các đồ thực phẩm ăn uống, thuốc chữa bệnh... Khi thiết kế sản phẩm luôn phải coi đây là yếu tố cơ bản không thể thiếu được của một sản phẩm.

 Tính tiện dụng. Phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn có tính dễ vận chuyển, bảo quản và dễ sử dụng của sản phẩm.

 Tính kinh tế của sản phẩm. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những sản phẩm khi vận hành cần sử dụng tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng trong sử dụng trở thành một trong những yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Ngoài những yếu tố hữu hình có thể đánh giá cụ thể đơn giản mức chất lượng thì để phản ánh chất lượng còn có các thuộc tính vô hình rất khó đánh giá nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với khách hàng khi đánh giá chất lượng của một sản phẩm. Những yếu tố này gồm:

Các yếu tố như tên, nhãn hiệu, danh tiếng, uy tín của sản phẩm cũng trở thành bộ phận quan trọng trong cấu thành chất lượng sản phâm. Bản thân uy tín, danh tiếng được coi như yếu tố chất lượng vô hình tác động lên tâm lý lựa chọn của khách hàng.

Những dịch vụ kèm theo cũng là một yếu tố thành phần của chất lượng sản phẩm đảm bảo cho việc thành công của các doanh nghiệp trên thị trường.

Mức độ chất lượng sản phẩm phụ thuộc chặt chẽ vào mức độ chất lượng của từng đặc tính chất lượng và sự tác động tổng hợp của các thuộc tính này. Mỗi thuộc tính có tầm quan trọng khác nhau tuỳ thuộc vào loại sản phẩm, mục đích và yêu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Trách nhiệm của các doanh nghiệp là xác định được mức chất lượng tổng hợp giữa các thuộc tính này một cách hợp lý nhất đối với từng loại sản phẩm.

1.2. Chất lượng sản phẩm

1.1.2. Khái niệm

Chất lượng sản phẩm là một phạm trù phức tạp mà con người thường gặp trong các lĩnh vực hoạt động của mình. Có nhiều định nghĩa, khái niệm về chất lượng, vì thực tế, nó đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực: công nghệ, sản xuất, kinh

doanh, nghiên cứu marketing…và cũng là mối quan tâm của nhiều người như các nhà kinh tế, các nhà sản xuất và đặc biệt là người tiêu dùng, với những mong muốn được thỏa mãn các nhu cầu ngày một cao hơn.

Xét theo nghĩa hẹp, chất lượng bao gồm những đặc tính của sản phẩm nhằm đáp ứng được những yêu cầu về mặt kỹ thuật, đảm bảo sản phẩm có công dụng tốt, tuổi thọ cao, tin cậy, sự phân tán ít, có khả năng tương thích với môi trường sử dụng… Những đặc tính này phụ thuộc nhiều vào những yếu tố kỹ thuật, công nghệ, nguyên vật liệu, phương pháp sản xuất… và gắn liền với giá trị sử dụng của sản phẩm.

Theo quan điểm này, chất lượng cao hay thấp được đo bằng tỷ lệ những sản phẩm được chấp nhận qua kiểm tra bằng chất lượng (KCS), hoặc số lượng phế phẩm.

Nhưng theo nghĩa rộng, ở góc độ của các nhà quản lý, người ta cho rằng chất lượng là chất lượng thiết kế, sản xuất, bán và sử dụng đạt được sự thỏa mãn cao nhất của khách hàng. Theo định nghĩa này thì chất lượng được thể hiện qua bốn yếu tố là:

  • Chất lượng: Mức độ thỏa mãn của khách hàng
  • Chi phí: Toàn bộ chi phí liên quan đến sản phẩm từ khâu thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ chúng.
  • Giao hàng: Giao hàng đúng lúc khách hàng cần, nhất là đối với những sản phẩm ở dạng bán thành phẩm
  • An toàn: Sản phẩm cần phải an toàn trong suốt quá trình sản xuất, tiêu dùng, và khi sử lý chúng dù bất kỳ ở đâu, với bất kỳ ai.

Hình 1.1. Những yêu cầu mới về chất lượng phải đáp ứng

Hiệu quả sử dụng của sản phẩm

Thời điểm cung cấp sản phẩm

ĐÁP ỨNG CÁC

YÊU CẦU

Yêu cầu về môi trường và an toàn nghề nghiệp, sức khỏa cộng đồng

Chi phí thỏa mãn nhu cầu

Thứ ba , chất lượng sản phẩm được hình thành trong tất cả mọi hoạt động, mọi quá trình tạo ra sản phẩm và chỉ được đánh giá đầy đủ khi tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất giữa các quá trình trước, trong và sau sản xuất bao gồm: nghiên cứu thiết kế, chuẩn bị sản xuất, sản xuất và sử dụng sản phẩm. Phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất – kinh doanh. Chất lượng chỉ thể hiện đúng trong những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp với mục đích tiêu dùng cụ thể. Đặc điểm này đòi hỏi việc cung cấp những thông tin cần thiết về sản phẩm cho người tiêu dùng để sản phẩm được sử dụng phù hợp.

Thứ tư , chất lượng sản phẩm là một khái niệm tương đối có thể thay đổi theo thời gian, không gian… Chất lượng sản phẩm không ở trạng thái cố định mà thay đổi theo từng thời kỳ, phụ thuộc vào sự biến động của các yếu tố khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật và yêu cầu của từng thị trường.

Thứ năm , chất lượng được đánh giá theo mặt chủ quan và khách quan. Tính chủ quan của chất lượng thể hiện thông qua chất lượng trong sự phù hợp hay còn gọi là chất lượng thiết kế. Đó là mức độ phù hợp của sản phẩm thiết kế đối với nhu cầu khách hàng. Nó phản ánh nhận thức của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Tính khách quan của chất lượng thể hiện thông qua thuộc tính vốn có của sản phẩm đó chính là “chất lượng tuân thủ thiết kế”. Nó phản ánh mức độ phù hợp của các đặc tính chất lượng sản phẩm so với tiêu chuẩn thiết kế đặt ra. Loại chất lượng này phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất đặc điểm và trình độ công nghệ, trình độ tổ chức quản lý sản xuất của các doanh nghiệp. Vì thế, chất lượng là vấn đề đặt ra với mọi trình độ sản xuất.

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là vấn đề tổng hợp, là kết quả của một quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng và cả sau khi tiêu dùng. Do đó, có thể nói nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, điều kiện phức tạp và đầy biến động. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến từng loại sản phẩm, dịch vụ là khác nhau. Việc xem xét, phân tích các yếu tố cho phép chúng ta có những biện pháp quản lý hữu hiệu. Theo quan điểm quản lý và thực tiễn kinh doanh, có thể thấy chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

1.2.3.1. Các yếu tố vĩ mô

- Các chính sách kinh tế Quản lý chất lượng chịu tác động chặt chẽ bởi các chính sách kinh tế của nhà nước: chính sách đầu tư, chính sách phát triển của các ngành, chủng loại sản phẩm chính, chính sách thuế, các chính sách đối ngoại trong từng thời kỳ, các quy định về xuất nhập khẩu …Việc kế hoạch hóa phát triển kinh tế cho phép xác định trình độ chất lượng và mức chất lượng tối ưu, xác định cơ cấu mặt hàng, cũng như việc xây dựng chiến lược con người trong tổ chức phù hợp với đường lối phát triển chung của xã hội.

Ví dụ như chính sách giá cả: cho phép các doanh nghiệp xác định đúng giá trị của sản phẩm trên thương trường. Dựa vào hệ thống giá cả, doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược cạnh tranh và tìm mọi cách nâng cao chất lượng sản phẩm mà không bị chèn ép về giá.

  • Các điều kiện kinh tếxã hội Bất kỳ ở trình độ sản xuất nào, chất lượng sản phẩm bao giờ cũng bị ràng buộc, chi phối bởi hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu cụ thể của nền kinh tế.
  • Trình độ phát triển của nền kinh tế: Để có thể lựa chọn một mức chất lượng phù hợp với thị trường, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội, với người tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải xác định khả năng kinh tế (tài nguyên, tích lũy, đầu tư…), khả

CÁC YẾU TỐ VI MÔ

Quá trình tạo ra sản phẩm + các nguồn lực ( 4M) Thiết kế – vật tư – sản xuất – lưu kho – bán và sau bán

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ

Điều kiện KTXH

Thị trường

Phát triển KHKT

Luật pháp QĐ

Các chính sách

Các đối tác

Đối thủ cạnh tranh

Người cung cấp

Khách hàng

Các cơ quan quản lý

lượng, nhà nước tiến hành kiểm tra, theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của người sản xuất nhằm bảo vệ người tiêu dùng.

Căn cứ vào mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ, nhà nước cho phép xuất nhập khẩu các chủng loại sản phẩm khác nhau. Đây cũng là điều làm cho các nhà sản xuất phải quan tâm khi xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh.

  • Về chức năng quản lý của nhà nước đối với chất lượng sản phẩm, việc xây dựng các chính sách thưởng phạt về chất lượng sản phẩm cũng ảnh hưởng đến tinh thần của các doanh nghiệp trong những cố gắng cải tiến chất lượng. Việc khuyến khích và hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp thông qua chính sách về thuế, tài chính là những điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng.

Đây là những đòn bẩy quan trọng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của sản xuất, đản bảo uy tín, quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng.

Một hệ thống quản lý có hiệu lực sẽ đảm bảo sự bình đẳng trong sản xuất kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, các lĩnh vực sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

1.2.3.2. Các yếu tố vi mô

- Đối thủ cạnh tranh

  • Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng hoạt động trong ngành

  • Nguy cơ do các đối thủ cạnh tranh mới có tiềm năng gia nhập thêm vào những ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động.

  • Khả năng cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn.

  • Nhà cung cấp Đây là yếu tố quan trọng quyết định đầu vào của doanh nghiệp, nó có thể tạo ra những nguy cơ đối với doanh nghiệp khi họ:
  • Có thể đòi nâng giá bán
  • Giảm chất lượng hàng hóa cung cấp
  • Thay đổi phương pháp sản xuất và cung cấp sản phẩm
  • Từ chối đơn đặt hàng nếu không thỏa mãn các yêu cầu về thanh toán
  • Có những khách hàng mới.
  • Khách hàng Có thể nói đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Khách hàng có thể trả giá thấp, nhưng lại luôn có những yêu cầu cao hơn. Họ có nhiều sự lựa chọn hơn, nên quản lý khách hàng cũng phải là hoạt động cần phải đặc biệt quan tâm.
  • Các đối tác Là những đối tượng có mối quan hệ với doanh nghiệp (ngân hàng, các tổ chức, hiệp hội ngành nghề…). Họ rất quan tâm đến những kết quả và những thành tích của

doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, hệ thống quản lý ổn định sẽ góp phần gia tăng mối quan hệ này.

  • Các cơ quan quản lý Những cơ quan thực hiện các hoạt động quản lý và định hướng cho các doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng. Đây cũng là những cơ quan giám sát việc thực hiện pháp lệnh về chất lượng, cũng như các quy định về chất lượng, an toàn đối với sản phẩm và dịch vụ.

Tóm lại, những yếu tố trên có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau đối với từng doanh nghiệp, từng tổ chức. Tuy nhiên, khi xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng, các doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu đầy đủ những yếu tố trên để có các quyết định phù hợp.

1.2.3.3. Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp – quy tắc 4M

Ngoài những yếu tố của môi trường, chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc rất chặt chẽ vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp, phụ thuộc vào chất lượng của công tác quản trị - điều hành sản xuất. Để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, các nhà sản xuất phải có khả năng kiểm soát tốt các yếu tố bên trong doanh nghiệp. Trong rất nhiều yếu tố đó, quan trọng nhất là các yếu tố sau:

  • Con người (Men) Con người bao gồm cả ban lãnh đạo các cấp, công nhân và cả người tiêu dùng. Sự hiểu biết và tinh thần của mọi người trong hệ thống sẽ quyết định rất lớn đến việc hình thành chất lượng sản phẩm. Trong quá trình sử dụng chất lượng sản phẩm sẽ được duy trì và hiệu quả ra sao lại phụ thuộc vào người sử dụng với ý thức, trách nhiệm cũng như là sự hiểu biết của họ về sản phẩm.
  • Phương pháp (Methods) Những phương pháp bao gồm phương pháp quản lý, phương pháp sản xuất, các thức điều hành, quản trị công nghệ, những chiến lược, chiến thuật của doanh nghiệp, khả năng đối phó với các vấn đề phát sinh để duy trì và phát huy hiệu quả của sản xuất. Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm, bảo đảm độ an toàn, độ tin cậy trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, đồng thời quyết định các yếu tố cạnh tranh của sản phẩm (chất lượng, giá cả, thời hạn….).
  • Thiết bị (Machines) Thiết bị quyết định khả năng kỹ thuật của sản phẩm. Trên cơ sở lựa chọn thiết bị tiên tiến, người ta có khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của nó trên thương trường, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, nhằm thỏa mãn ngày càng nhiều nhu cầu của người sử dụng. Việc cải tiến, đổi mới công nghệ tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ và ổn định.
  • Vật liệu (Materials) Nguyên vật liệu là những yếu tố “đầu vào” quan trọng quyết định chất lượng sản