Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG cung cấp cho các bạn hiểu rõ hơn về pháp luật Việt Nam., Study Guides, Projects, Research of Law of Torts

Tài liệu giúp bạn nắm vững các kiến thức cơ bản của Pháp luật Việt Nam

Typology: Study Guides, Projects, Research

2020/2021

Uploaded on 04/23/2022

lehoangnhat
lehoangnhat 🇻🇳

5

(1)

2 documents

1 / 122

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
1
TRƯỜNG ĐẠI HC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA KINH T - LUT
B MÔN LUT
-----------------
Đề cương bài giảng
HC PHN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
(H đại trà)
(Lưu hành nội b, dy và hc trc tuyến)
Tp. H Chí Minh 2021
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e
pf4f
pf50
pf51
pf52
pf53
pf54
pf55
pf56
pf57
pf58
pf59
pf5a
pf5b
pf5c
pf5d
pf5e
pf5f
pf60
pf61
pf62
pf63
pf64

Partial preview of the text

Download PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG cung cấp cho các bạn hiểu rõ hơn về pháp luật Việt Nam. and more Study Guides, Projects, Research Law of Torts in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA KINH TẾ - LUẬT

BỘ MÔN LUẬT

Đề cương bài giảng

HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

(Hệ đại trà)

(Lưu hành nội bộ, dạy và học trực tuyến)

Tp. Hồ Chí Minh – 2021

PHẦN I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC 1.1 NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC 1.1.1 Các học thuyết phi macxit về nguồn gốc nhà nước a/ Thuyết thần quyền Thời kỳ cổ, trung đại, các nhà tư tưởng theo học thuyết Thần quyền cho rằng tất cả vạn vật trên thế giới này, trong đó có nhà nước đều do Thượng đế sáng tạo ra. Để duy trì trật tự thế giới, Thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước và trao cho nhà nước quyền lực siêu nhiên, vô hạn. Nhà vua là do thần thánh sinh ra, là sự hóa thân của thần thánh trên trần thế nên họ được coi là “Thiên tử”, “Thiên hoàng”. Nhà nước là sản phẩm của thế giới thần linh, do đó quyền lực nhà nước là vĩnh cữu; vì vậy sự phục tùng quyền lực nhà nước là tất yếu và tuyệt đối như phục tùng thần thánh. b/ Thuyết gia trưởng Cũng xuất hiện từ thời kỳ cổ, trung đại nhưng khác với thuyết Thần quyền, thuyết gia trưởng cho rằng nhà nước ra đời chính là kết quả từ sự phát triển tự nhiên của các gia đình và quyền gia trưởng; nhà nước chính là mô hình của một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là sự nâng cao của quyền gia trưởng. Theo thuyết gia trưởng, trong xã hội mỗi gia đình đều có người gia trưởng mà mọi người trong gia đình đều phải phục tùng. Trong quá trình phát triển của mình, các gia đình kết hợp lại thành thị tộc, nhiều thị tộc hợp thành chủng tộc, nhiều chủng tộc hợp thành quốc gia và quyền lực của người gia trưởng cũng theo con đường đó mà trở thành quyền lực nhà nước. c/ Thuyết khế ước xã hội Theo các nhà tư tưởng của học thuyết này, nhà nước ra đời trên cơ sở một khế ước (hợp đồng) giữa các thành viên trong xã hội với nhau. Sự thỏa thuận xã hội tự nguyện này giữa mọi người trong trạng thái tự nhiên nhằm bảo tồn cuộc sống, tự do và tài sản của họ. Khi nhà nước ra đời trên cơ sở khế ước của xã hội thì nhà nước phải phục tùng xã hội, phục vụ cho lợi ích của tất cả các thành viên của khế ước. Nếu nhà nước không hoàn thành bổn phận đó thì các thành viên khế ước sẽ tự thoả thuận huỷ bỏ khế ước và nhà nước đó bị xoá bỏ. Đồng thời, họ ký một khế ước mới và kết quả là một nhà nước mới ra đời. Ngoài ba học thuyết trên còn có một số học thuyết khác về nguồn gốc nhà nước (như Thuyết Bạo lực, Thuyết Tâm lý, Thuyết Siêu nhiên,...) nhưng nhìn chung các quan điểm trên đều không đưa ra được sự lý giải đúng đắn về nguồn gốc và cơ sở tồn tại của nhà

giai cấp bị bóc lột, hai giai cấp này đối kháng với nhau và mâu thuẫn giữa họ ngày càng gay gắt, xã hội đã phân chia thành người giàu, kẻ nghèo. Những yếu tố mới về kinh tế- xã hội làm cho xã hội cộng sản nguyên thuỷ thay đổi nhanh chóng. Những tổ chức như thị tộc, bào tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc không đủ khả năng kiểm soát và quản lý xã hội được nữa, mà cần có một tổ chức mới đứng ra quản lý xã hội, giải quyết các nhu cầu của cộng đồng, dập tắt các cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp và giữ cho các cuộc xung đột giai cấp ấy trong vòng “trật tự”. Tổ chức đó là Nhà nước. Vậy, nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt, nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội 1.2 ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC Thứ nhất , nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt không còn hoà nhập với dân cư Thứ hai , nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ Thứ ba , nhà nước có chủ quyền quốc gia Thứ tư, nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật Thứ năm, nhà nước quy định thuế và tổ chức việc thu các loại thuế 1.3 BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC 1.3.1 Bản chất nhà nước Thứ nhất, bản chất giai cấp : Thứ hai, bản chất xã hội Nhà nước là tổ chức có thể đứng ra giải quyết các vấn đề xã hội mà các cá nhân, tổ chức khác không tự giải quyết được. 1.3.2 Chức năng của nhà nước a/ Khái nim chc năng ca nhà nưc : Chức năng của nhà nước là những phương diện, mặt hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra cho nhà nước. b/ Phân loi chc năng ca nhà nưc Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, có th ểchia chức năng của nhà nước thành:

+ Ch ứ c năng đ ố i nội : là những phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước trong

nội bộ của đất nước.

+ Ch ứ c năng đ ố i ngoại : là những hoạt động cơ bản của nhà nước với các quốc gia,

dân tộc khác. Các phương pháp cơ bản để thực hiện chức năng của nhà nước là phương pháp giáo

dục, thuyết phục và phương pháp cưỡng chế. Tùy thuộc vào bản chất của nhà nước mà phương pháp nào được ưu tiên sử dụng. 1.4 KIỂU VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ 1.4.1 Kiểu nhà nước Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc trưng (dấu hiệu) cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội và những điều kiện phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh t ế- xã hội nhất định. Học thuyết Mác – Lênin về hình thái kinh t ế- xã hội là cơ sở khoa học đề phân chia các nhà nước trong lịch sử thành các kiểu. Trong lịch sử nhân loại từ khi xuất hiện xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn hình thái kinh tế - xã hội, đó là: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa. Tương ứng với bốn hình thái kinh tế xã hội đó, có bốn kiểu nhà nước:

  • Kiểu nhà nước chủ nô;
  • Kiểu nhà nước phong kiến;
  • Kiểu nhà nước tư sản;
  • Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa. 1.4.2 Hình thức nhà nước

Hình th ứ c nhà nư ớ c là cách th ứ c tổ chức quy ề n l ự c nhà nư ớ c và nh ữ ng bi ệ n pháp

để tổ ch ứ c và th ự c hi ệ n quy ề n l ự c nhà nư ớ c. Hình thức nhà nước là một khái niệm chung

được hình thành từ 3 yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị. a/ Hình thc chính th ể Hình thức chính thể là cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước, cơ cấu, trình tự thành lập và mối liên hệ giữa chúng và mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này. Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà.

  • Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ (hay một phần) vào trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế. Chính thể quân chủ được chia thành quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế.
  • Chính thể cộng hoà là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về những cơ quan đại diện được bầu ra trong một thời gian nhất định. Chính thể cộng hoà có hai dạng: cộng hoà quý tộc và cộng hoà dân chủ. Cộng hoà dân chủ là hình thức nhà nước phổ biến hiện nay với các biến dạng là cộng hòa đại nghị, cộng hòa tổng thống, cộng hòa lưỡng tính… b/ Hình thc cu trúc nhà nưc Hình thức cấu trúc nhà nước là sự tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính

- Hệ thống cơ quan quản lý : Hệ thống cơ quan quản lý có cơ cấu tổ chức khác với hệ thống cơ quan quyền lực, có đội ngũ công chức lớn nhất được phân bổ rộng khắp để thực hiện chức năng quản lý trên phạm vi cả nước. Hệ thống cơ quan quản lý cũng được phân chia thành các cơ quan trung ương và các cơ quan địa phương. - Cơ quan tư pháp : Hệ thống cơ quan tư pháp mà trung tâm là hệ thống Tòa án có vị trí và vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước, đại diện cho quyền tư pháp của nhà nước.

Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT

2.1 NGUỒN GỐC, SỰ HÌNH THANH, KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT

Theo chủ nghĩa Mác Lênin, nhà nước và pháp luật là hai trong nhiều bộ phận của kiến trúc thượng tầng, cùng ra đời và phát triển trong xã hội với những điều kiện nhất định. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, khi xã hội chưa phân chia thành giai cấp, chưa có sự đối lập về lợi ích kinh tế giữa các tập đoàn người thì quan hệ giữa người với người

  • quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy tắc hình thành một cách tự phát, xuất phát từ nhu cầu, lợi ích chung của cả cộng đồng và cũng là lợi ích của mỗi thành viên trong cộng đồng. Đó là những quy phạm xã hội, chủ yếu gồm: tập quán, các tín điều tôn giáo và những quy phạm đạo đức. Các quy phạm này được đảm bảo thực hiện bằng sự tự giác của mỗi người và bằng uy tín tự nhiên của các thủ lĩnh cộng đồng. Khi chế độ tư hữu ra đời và xã hội phân chia thành giai cấp với những lợi ích đối lập nhau thì các quy phạm này không còn phản ánh lợi ích chung của xã hội nữa. Giai cấp nắm trong tay những lực lượng sản xuất chủ yếu, những của cải vật chất chủ yếu của xã hội luôn cố gắng hướng mọi hành vi trong xã hội phù hợp với lợi ích riêng của họ, bảo vệ của cải mà họ có được. Vì vậy, họ tìm cách duy trì, vận dụng những tập quán phù hợp với ý chí và lợi ích của họ, bảo vệ trật tự họ mong muốn, dần dần thay đổi nội dung các tập quán và bằng con đường nhà nước nâng chúng thành các quy phạm pháp luật. Ngoài ra, Nhà nước còn ban hành ra các qui phạm pháp luật mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh. Đó chính là hai con đường hình thành pháp luật. Suy ra, pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị và nhu cầu xã hội, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. 2.2. BẢN CHẤT, THUỘC TÍNH CỦA PHÁP LUẬT 2.2.1 Bản chất của pháp luật Bản chất của pháp luật được thể hiện ở hai tính chất cơ bản là tính giai cấp và tính xã hội Thứ nhất, tính giai cấp Pháp luật luôn phản ánh ý chí của Nhà nước, của giai cấp thống trị. Sở dĩ như vậy là vì, nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước nên giai cấp thống trị có điều kiện biến ý chí của giai cấp mình thành ý chí nhà nước và thể hiện chúng trong các văn bản pháp luật. Nói cách khác, pháp luật là sản phẩm của sự thể chế hóa ý chí của giai cấp thống trị. Mặt khác tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở chỗ mục đích của pháp luật là điều chỉnh

Nhà nước không những đảm bảo tính hợp lý về nội dung của pháp luật mà còn là chủ thể đảm bảo cho pháp luật được thực hiện trong thực tế đời sống bằng quyền lực của mình. 2.3 CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT 2.3.1 Chức năng của pháp luật Chức năng của pháp luật là những phương diện, những mặt hoạt động chủ yếu của pháp luật thể hiện bản chất giai cấp và giá trị xã hội của pháp luật. Pháp luật có ba chức năng chính: chức năng điều chỉnh, chức năng bảo vệ, chức năng giáo dục. Thứ nhất, chức năng điều chỉnh Pháp luật có chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, đây là chức năng thể hiện vai trò và giá trị xã hội của pháp luật Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là các quan hệ xã hội quan trọng nhất đã được Nhà nước sắp xếp tổ chức theo một trật tự, qui tắc nhất định. Chức năng điều chỉnh của pháp luật được thực hiện thông qua các hình thức: cho phép thực hiện những hành vi trong phạm vi nhất định; bắt buộc phải thực hiện những hành vi nhất định; cấm đoán những hành vi nhất định. Thứ hai, chức năng bảo vệ Pháp luật ghi nhận và củng cố những quan hệ xã hội cơ bàn, đồng thời cũng có chức năng bảo vệ những quan hệ này trước các vi phạm và loại trừ những quan hệ xã hội lạc hậu, không phù hợp với bản chất, định hướng của nhà nước bằng việc quy định các biệp pháp xử lý đối với vi phạm pháp luật. Chức năng bảo vệ của pháp luật đảm bảo cho các quan hệ xã hội đã được xác lập trong sự quản lý của nhà nước không bị xâm hại bất luận từ hướng nào. Thứ ba, chức năng giáo dục Chức năng giáo dục của pháp luật được thể hiện thông qua sự tác động của pháp luật lên ý thức, tâm lý của con người, làm cho con người nhận thức về cách xử sự đúng sai, hướng cho con người hành động phù hợp với cách xử sự ghi nhận trong quy phạm pháp luật. 2.3.2 Vai trò của pháp luật

  • Pháp luật là phương tiện để thể chế hóa đường lối của giai cấp cầm quyền (giai cấp thống trị)
  • Pháp luật là phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội
  • Pháp luật là phương tiện bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

Chương 3. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, QUAN HỆ PHÁP LUẬT

3.1 Hệ thống pháp luật 3.1.1 Khái niệm Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định. 3.1.2 Hệ thống cấu trúc của pháp luật Hệ thống cấu trúc là chỉnh thể gồm tất cả các qui định pháp luật có sự liên kết và thống nhất nội tại với nhau, được phân định thành các bộ phận nhỏ hơn, phù hợp với tính chất và đặc điểm của các quan hệ xã hội mà chúng điều chính. Hệ thống cấu trúc bao gồm ba thành tố là quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, ngành luật.. a. Quy phạm pháp luậtKhái niệm, đặc điểm của quy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền qui định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện (Điều 1 Luật Ban hành VBQPPL 2015).

  • Quy phạm pháp luật có những đặc điểm sau :
  • Quy phạm pháp luật trước hết là một loại quy phạm xã hội dùng để điều chỉnh hành vi của con người, hoạt động của tổ chức.
  • Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
  • Quy phạm pháp luật chỉ do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện
  • Nội dung của mỗi quy phạm đều chứa đựng sự cấm đoán, cho phép hay bắt buộc  Cơ cấu của quy phạm pháp luật Các bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật bao gồm: giả định, quy định và chế tài. - Giả định : Giả định là một bộ phận nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân, tổ chức ở trong những hoàn cảnh, điều kiện. Bộ phận giả định trả lời cho câu hỏi: tổ chức, cá nhân nào, khi nào, trong những hoàn cảnh, điều kiện nào. - Quy định: Quy định là bộ phận nêu cách xử sự của chủ thể ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu

 Luật Kinh tế Bên cạnh đó, còn có bộ phận pháp luật quốc tế bao gồm hai bộ phận là công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế. 3.1.3 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật a/ Khái niệm, đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa đựng qui phạm pháp luật, được ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này (Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) Văn bản quy phạm pháp luật có những đặc điểm sau :

  • Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức được pháp luật quy định
  • Chứa đựng các quy tắc xử sự chung (các quy phạm pháp luật)
  • Áp dụng nhiều lần trong đời sống và trong mọi trường hợp khi có sự kiện pháp lý xảy ra
  • Tên gọi, nội dung và trình tự ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong pháp luật b/ Các loại văn bản quy phạm pháp luật Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam theo Hiến Pháp 2013, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2020) bao gồm:
  • Hiến pháp.
  • Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
  • Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  • Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
  • Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  • Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  • Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
  • Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. (Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng

cơ quan ngang bộ).

  • Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
  • Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
  • Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
  • Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  • Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
  • Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã 3.2 QUAN HỆ PHÁP LUẬT 3.2.1 Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội, xuất hiện dưới sự tác động của các quy phạm pháp luật, năng lực chủ thể và sự kiện pháp lý, trong đó các bên tham gia quan hệ có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của quy phạm pháp luật, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp tổ chức, cưỡng chế nhà nước. Quan hệ pháp luật có những đặc điểm sau:
  • Là quan hệ xã hội mang tính ý chí
  • Xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật
  • Các bên tham gia quan hệ pháp luật mang quyền và nghĩa vụ pháp lý mà việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của nhà nước
  • Sự xuất hiện, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật luôn gắn liền với sự kiện pháp lý 3.2.2 Cấu trúc của quan hệ pháp luật a/ Chủ thể của quan hệ pháp luật Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện về năng lực chủ thể do pháp luật quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật đó. - Năng lực chủ thể gồm: năng lực pháp luật và năng lực hành vi. + Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật khi tham gia vào quan hệ pháp luật. + Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể bằng hành vi của mình xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật khi tham gia vào quan hệ pháp luật.

Chương 4. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI PHẠM PHÁP LUẬT,

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

4.1 THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích của các chủ thể pháp luật làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã xác định có các hình thức thực hiện pháp luật sau: Thứ nhất, tuân thủ (tuân theo) pháp luật Tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Thứ hai, thi hành (chấp hành) pháp luật Thi hành pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Thứ ba, sử dụng (vận dụng) pháp luật Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). Thứ tư, áp dụng pháp luật Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật mà tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật. Áp dụng pháp luật có các đặc điểm sau:

  • Là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.
  • Là hoạt động được tiến hành theo những trình tự, thủ tục, hình thức chặt chẽ do pháp luật quy định.
  • Là hoạt động mang tính cá biệt, điều chỉnh các quan hệ xã hội xác định.
  • Là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo. 4.2 VI PHẠM PHÁP LUẬT 4.2.1 Khái niệm, dấu hiệu (đặc điểm) của vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu (đặc điểm) sau :
  • Là hành vi xác định của con người

Pháp luật được ban hành để điều chỉnh hành vi của con người. Hành vi của con người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Vì thế, suy nghĩ, tình cảm, những đặc tính khác của con người, cho dù có nguy hiểm cho xã hội, nhưng nếu chưa biểu hiện thành hành vi cụ thể cũng không bị coi là vi phạm pháp luật.

  • Là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Hành vi trái pháp luật là hành vi không phù hợp với những quy định của pháp luật như thực hiện một hành vi mà luật cấm; không thực hiện những nghĩa vụ pháp lý mà Nhà nước yêu cầu; hoặc sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn pháp luật cho phép.
  • Là hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện hành vi Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả của nó. Một hành vi trái pháp luật được chủ thể thực hiện trong trạng thái tâm lý ý thức được hậu quả của hành vi trái pháp luật mà mình thực hiện dù cố ý hay vô ý đều bị coi là có lỗi và đó là hành vi vi phạm pháp luật.
  • Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng mà chủ thể phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý do hành vi trái pháp luật của mình gây ra. Năng lực trách nhiệm pháp lý trong pháp luật chỉ quy định cho những người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có khả năng lý trí và tự do ý chí, nghĩa là chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật trong trạng thái có thể nhận thức, điều khiển được hành vi của mình và tự chịu trách nhiệm về hành vi mà mình thực hiện. 4.2.2 Cấu thành của vi phạm pháp luật Cấu thành vi phạm pháp luật gồm các yếu tố: mặt khách quan; mặt chủ quan; khách thể, và chủ thể của vi phạm pháp luật. a/ Mặt khách quan của vi phạm pháp luật Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ các dấu hiệu bên ngoài của vi phạm pháp luật gồm hành vi trái pháp luật, sự thiệt hại cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội. - Hành vi trái pháp luật là những hành vi do chủ thể thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Tính trái pháp luật được biểu hiện dưới hình thức làm ngược lại điều pháp luật quy định, thực hiện hành vi vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc làm khác đi so với yêu cầu của pháp luật. - Sự thiệt hại cho xã hội là những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà xã hội phải gánh chịu. Xác định sự thiệt hại của xã hội chính là xác định mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật. - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội , nghĩa

Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. 4.2.3 Phân loại vi phạm pháp luật Trong đời sống xã hội tồn tại nhiều những vi phạm, theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm có thể phân vi phạm pháp luật ra làm 2 loại là tội phạm và các loại vi phạm pháp luật khác. Tiêu chí thứ hai được sử dụng nhiều hơn trong thực tế là dựa vào mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật với các ngành luật, chế định pháp luật, ta có:

  • Vi phạm hình sự (tội phạm)
  • Vi phạm hành chính
  • Vi phạm dân sự
  • Vi phạm kỷ luật 4.3 TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 4.3.1 Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm pháp lý Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý mà chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước và chủ thể vi phạm pháp luật, được pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi, các biện pháp cưỡng chế được quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
  • Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật Trách nhiệm pháp lý chỉ được đặt ra khi trên thực tế xảy ra vi phạm pháp luật, nghĩa là không có vi phạm pháp luật thì không thể có trách nhiệm pháp lý. Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật còn trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý và không thuộc trường hợp được miễn truy cứu trách nhiệm pháp lý.
  • Cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý là quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trách nhiệm pháp lý chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Đối với mỗi loại trách nhiệm pháp lý sẽ do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền sau đây áp dụng.
  • Trách nhiệm hình sự: do Toà án áp dụng
  • Trách nhiệm hành chính: chủ yếu là các cơ quan quản lý nhà nước, người có thẩm quyền theo thủ tục hành chính. Toà án nhân dân chỉ áp dụng trách nhiệm hành chính trong trường hợp đặc biệt đối với hành vi vi phạm trật tự hoạt động tư pháp.
  • Trách nhiệm dân sự: do Toà án áp dụng
  • Trách nhiệm kỷ luật: do thủ trưởng cơ quan, đơn vị có người vi phạm pháp luật áp

dụng.

  • Trách nhiệm pháp lý gắn liền với cưỡng chế nhà nước Truy cứu trách nhiệm pháp lý thực chất chỉ là áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhà nước đã quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật. Mặc dù có liên hệ mật thiết với nhau nhưng bản thân trách nhiệm pháp lý không phải là sự cưỡng chế nhà nước mà là nghĩa vụ buộc phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế của nhà nước. 4.3.2 Phân loại trách nhiệm pháp lý Căn cứ vào việc phân loại vi phạm pháp luật, có các loại trách nhiệm pháp lý tương ứng sau đây:
  • Trách nhiệm pháp lý hình sự
  • Trách nhiệm pháp lý hành chính
  • Trách nhiệm pháp lý dân sự
  • Trách nhiệm pháp lý kỷ luật