Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Graduate thesis of economics, Thesis of Economics

Khóa luận tốt nghiệp kế toán tập hợp chi phí

Typology: Thesis

2014/2015

Uploaded on 05/15/2022

trang-nguyen-thanh
trang-nguyen-thanh 🇻🇳

1 document

1 / 104

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
CÀ PHÊ NHÂN THÀNH PHẨM XUẤT KHẨU TẠI
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU 2-9
ĐẮK LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK
Sinh viên
Chuyên ngành
Khóa học
: Nguyễn Thị Hiền
: Kế toán – Kiểm toán
: 2015
Đắk Lắk, tháng 5 năm 2019
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e
pf4f
pf50
pf51
pf52
pf53
pf54
pf55
pf56
pf57
pf58
pf59
pf5a
pf5b
pf5c
pf5d
pf5e
pf5f
pf60
pf61
pf62
pf63
pf64

Partial preview of the text

Download Graduate thesis of economics and more Thesis Economics in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KINH TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

CÀ PHÊ NHÂN THÀNH PHẨM XUẤT KHẨU TẠI

CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU 2-

ĐẮK LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK

Sinh viên

Chuyên ngành

Khóa học

: Nguyễn Thị Hiền

: Kế toán – Kiểm toán

Đắk Lắk, tháng 5 năm 2019

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KINH TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

CÀ PHÊ NHÂN THÀNH PHẨM XUẤT KHẨU TẠI

CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU 2-

ĐẮK LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK

Sinh viên

Chuyên ngành

: Nguyễn Thị Hiền

: Kế toán – Kiểm toán

ThS. Nguyễn Đức Tình

Đắk Lắk, tháng 5 năm 2019

MỤC LỤC

  • Phần thứ nhất ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................
  • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................
  • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................
  • Phần thứ hai TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU......................................
  • trong doanh nghiệp sản xuất...................................................................................... 2.1. Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
  • 2.1.1. Cơ sở lý luận chung về chi phí sản xuất...........................................................
  • 2.1.2. Cơ sở lý luận chung về giá thành.....................................................................
  • 2.1.5. Tính giá thành sản phẩm................................................................................
    • Nhập kho thành phẩm Xuất thành phẩm bán, trao đổi, biếu tặng...........................
    • Khuyến mại, quảng cáo, trả lương, mua lại phần vốn.............................................
    • góp vào công ty liên doanh, liên kết.......................................................................
    • Giá trị thành phẩm ứ đọng không cần dùng............................................................
    • khi thanh lý nhượng bán.........................................................................................
    • Xuất kho thành phẩm chuyển cho đơn....................................................................
    • TK 622, 627,641,642,241.......................................................................................
    • Thành phẩm xuất tiêu dùng nội bộ, khuyến mại,....................................................
    • TK221,222..............................................................................................................
    • Xuất thành phẩm góp vốn vào công ty con.............................................................
    • TK 811....................................................................................................................
    • CL đánh giá lại nhỏ................................................................................................
    • TK 711 hơn GTGS của TP.....................................................................................
    • Chênh lệch giữa đánh giá........................................................................................
    • TK(338(1) lại lớn hơn GTGS của TP.....................................................................
    • TP phát hiện thừa....................................................................................................
    • Khi kiểm kê TK 157...............................................................................................
    • Xuất thành phẩm gửi đi bán....................................................................................
  • TK 632 TK 138(1)...................................................................................................
  • Phần thứ ba NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................
  • 3.3.5. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty.....................................................
  • Phần thứ tư KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Diễn giải

1 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

2 BHXH Bảo hiểm xã hội

3 BHYT Bảo hiểm y tế

4 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp

5 CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

6 CPSXC Chi phí sản xuất chung

7 CPSXDD Chi phí sản xuất dở dang

8 DCSX Dụng cụ sản xuất

9 GTSX Giá thành sản xuất

10 KC Kết chuyển

11 KKĐK Kiểm kê định kỳ

12 KKTX Kiểm kê thường xuyên

13 KPCĐ Kinh phí công đoàn

14 LĐ Lao động

15 MB Mua bán

16 NCTTSX Nhân công trực tiếp sản xuất

17 NVL Nguyên vật liệu

18 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp

19 QLDN Quản lý doanh nghiệp

20

SXKD Sản xuất kinh doanh

21 TK Tài khoản

22 TSCĐ Tài sản cố định

23 XKN Xuất nhập khẩu

iii

Phần thứ nhất

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự hòa nhập về nền kinh tế nước ta vào

nền kinh tế thế giới, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

cùng ngành diễn ra ngày càng gay gắt. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là

làm thế nào để hạ giá thành sản phẩm. Để làm được vấn đề này đòi hỏi việc tổ chức

kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải đúng, chính xác và hợp lý. Hoạt động này có ý

nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, quản lý giá thành sản xuất, có ý nghĩa

trong việc kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói

chung và ở các tổ đội sản xuất nói riêng. Qua đó người quản lý doanh nghiệp có thể

phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình sử dụng lao động, vật tư,

vốn là tiết kiệm hay lãng phí và sẽ có biện pháp hạ giá thành sản phẩm một cách

hiệu quả nhờ loại bỏ được những chi phí bất hợp lý. Sẵn sàng đối phó với những

biến động trên thị trường để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tây Nguyên là khu vực có điều kiện tự nhiên và khí hậu cực kì thuận lợi cho

để phát triển cây công nghiệp như: cây cà phê, cao su, hồ tiêu… với năng suất cao

và chất lượng tốt. Để tận dụng và phát huy thế mạnh của vùng, tại địa bàn Tây

Nguyên đã hình thành nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất và chế biến cà phê.

Cà phê là sản phẩm phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện tự nhiên. Vì vậy các

doanh nghiệp sản xuất và chế biến cà phê cũng mang tính chất mùa vụ. Hiện nay xu

thế chung của ngành cà phê là khuyến khích xuất khẩu hàng chất lượng cao qua chế

biến, vừa tăng giá trị vừa bảo đảm thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường thế

giới. Cà phê Việt Nam vẫn còn xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô. Để có sản phẩm

cà phê chất lượng cao các doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ mới, cải tiến kỹ

thuật và dây truyền máy móc hiện đại. Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu 2-

Đắk Lắk là một trong những nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam. Được thành

lập từ năm 1993, Công ty đã xây dựng được một mạng lưới thu mua cà phê trực tiếp

từ nông dân, chú trọng đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến cà phê hiện đại, hệ

thống đào tạo đội ngũ nhân viên và kiểm soát chất lượng tại những vùng trồng cà

phê trọng điểm của Việt Nam. Tạo nhiều điều kiện thuận lợi để Công ty duy trì hoạt

động và sản xuất chế biến hạt cà phê có chất lượng, hiệu quả.

Trong ngành sản xuất và chế biến cà phê, các chủ doanh nghiệp có thể điều

hành và quản lý kịp thời cũng như phân tích đánh giá tình hình kết quả sản xuất và

chế biến cà phê thông qua thông tin mà kế toán cung cấp về việc sử dụng lao động,

máy móc, nguyên vật liệu, tình hình chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh

doanh. Trên cơ sở các thông tin đó nhà quản lý sẽ đề ra những giải pháp, quyết

định, phương hướng phát triển doanh nghiệp, đảm bảo cho hoạt động của doanh

nghiệp có hiệu quả, thiết thực, đúng hướng và đúng pháp luật.

Để hiểu rõ về quá trình quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành cà phê nhân

thành phẩm xuất khẩu tại Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk, Tôi

quyết định chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành cà phê nhân

thành phẩm xuất khẩu tại Công ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu 2-9 Đắk Lắk”

làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá

thành trong doanh nghiệp.

Tìm hiểu thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành cà phê nhân

thành phẩm xuất khẩu tại Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk.

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính

giá thành cà phê nhân thành phẩm xuất khẩu tại Công ty TNHH MTV Xuất Nhập

Khẩu 2-9 Đắk Lắk.

khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền

điện, tiền nước…

- Chi phí bằng tiền khác: bao gồm các khoản chi phí không thuộc các loại trên

như: chi phí hội họp, tiếp khách, quảng cáo.

Ý nghĩa của cách phân loại này cho ta biết tỉ trọng và kết cấu của từng loại chi

phí sản xuất mà doanh nghiệp đã chi ra trong một kỳ nhất định.

b. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phi

Theo cách phân loại này người ta căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí

để chia toàn bộ chi phí sản xuất theo các khoản mục:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm các nguyên vật liệu chính, vật liệu

phụ, nhiên liệu là những chi phí tham gia và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản

xuất và chất lượng sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ.

  • Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán

cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ

như: tiền công, chi tăng ca, các chi phí về tiền lương, phụ cấp bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp phải trả cho nhân công trực tiếp

tham gia vào sản xuất sản phẩm.

  • Chi phí sản xuất chung: là những chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý

sản xuất trong phạm vi phân xưởng, tổ đội sản xuất.

Cách phân loại này có tác dụng quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung

cấp số liệu cho công tác tình giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế

hoạch sản phẩm, là cơ sở để lập định mức chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành

cho kỳ sau.

c. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản

phẩm hoàn thành

Theo cách này chi phí sản xuất được chia thành:

  • Chi phí khả biến (biến phí): là những biến phí thay đổi theo khối lượng sản

phẩm làm ra, nhưng tính trên một đơn vị sản phẩm thì cố định.

  • Chi phí bất biến (định phí): là những chi phí không đổi về tổng số so với

khối lượng công việc hoàn thành. Tuy nhiên chi phí này nếu tính cho một đơn vị

sản phẩm thì lại biến đổi.

  • Chi phí hỗn hợp: gồm cả định phí và biến phí trong chi phí cấu thành.

Cách phân loại này có tác dụng lớn đối với quản trị kinh doanh để phân tích

điểm hòa vốn và phục vụ cho các quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản

phẩm tăng hiệu quả kinh doanh.

d. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất,

tạo ra sản phẩm

  • Chi phí trực tiếp: là những chi phí bản thân chúng có quan hệ trực tiếp với quá

trình sản xuất và có thể chuyển trực tiếp cho sản phẩm hoặc đối tượng chịu chi phí.

  • Chi phí gián tiếp: là những chi phí chung không phân biệt cho từng đối tượng

nên cần phân bổ.

  • Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập

hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho từng đối tượng một cách đúng đắn và hợp lý.

e. Phân loại chi phí sản xuất theo cách thức kết chuyển chi phí

  • Chi phí sản phẩm: là chi phí liên quan trực tiếp đến một sản phẩm được sản

xuất hoặc được mua.

  • Chi phí thời kỳ: là chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó bao gồm chi

phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

  • Cách phân loại này có tác dụng giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác

định đúng phương hướng và biện pháp sử dụng tiết kiệm chi phí đối với từng loại,

nhằm hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ

2.1.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là giới hạn về mặt phạm vi mà chi phí cần

được tập hợp để phục vụ cho việc sản xuất kiểm soát chi phí và tính giá thành sản

phẩm.

Trong doanh nghiệp sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là:

  • Từng phân xưởng, bộ phận sản xuất.
  • Từng giai đoạn quy trình công nghệ hay toàn bộ quy trình công nghệ.
  • Từng sản phẩm, nhóm sản phẩm.
  • Từng đơn đặt hàng…

Như vậy xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thực chất là nơi phát

sinh chi phí và nơi chịu chi phí làm cơ sở cho việc tập hợp chi phí sản xuất để phục

vụ cho nhu cầu tính giá thành sản phẩm, yêu cầu phân tích kiểm tra chi phí và xác

định kết quả kinh doanh kinh tế nội bộ

trong quá trình kế hoạch hóa giá thành.

  • Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản

xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất

sản phẩm.

  • Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác

định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán từ đó

điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức sản xuất cho phù hợp.

b. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí

- Theo phạm vi phát sinh chi phí chỉ tiêu giá thành được chia thành: giá thành

sản xuất và giá thành tiêu thụ

- Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan

đến việc sản xuất và chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.

- Giá thành tiêu thụ: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh

liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:

Z = Z

SX

+ Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trong đó:

Z : giá thành toàn bộ

Z

SX

: giá thành sản xuất

  • Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh

doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh.

2.1.2.3. Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Xác định đồi tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vật chất

được doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm định lượng

hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh. Tùy theo đặc

điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng tính giá thành có thể là: bán thành phẩm, sản

phẩm hoàn chỉnh, đơn đặt hàng, hạng mục công trình… Tính giá thành tức là xác

định trị giá thực tế của một đơn vị sản phẩm hoặc một lao vụ dịch vụ do doanh

nghiệp tạo ra hay do thuê ngoài gia công chế biến hoàn thành.

2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất

2.1.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT)

Nội dung chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên liệu, vật liệu

trực tiếp bao gồm tất cả các chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ,

nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch

vụ trong kỳ của doanh nghiệp.

Chứng từ sử dụng: khi có nhu cầu sử dụng vật liệu cho quá trình sản xuất sản

phẩm, căn cứ vào chứng từ xuất, kế toán ghi vào sổ chi tiết vật liệu sau đó lập bảng

kê xuất vật liệu hoặc bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn chuyển cho kế toán tính giá

thành để tính toán vật liệu đã tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm.

Để hạch toán chi phí này kế toán sử dụng TK621: “Nguyên vật liệu trực tiếp”

dùng để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ.

Nội dung kết cấu:

  • Bên nợ: phản ánh những nghiệp vụ làm tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

khi sản xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, mua nguyên vật liệu về dùng

trực tiếp sản xuất. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.

  • Bên có: phản ánh nghiệp vụ làm giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

gồm nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho hoặc chuyển kỳ sau, kết

chuyển hoặc phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng loại sản phẩm

sản xuất trong kỳ.

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng đối tượng.

Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:

TK152 TK621 TK

Giá thực tế NVL Giá thực tế của NVL

Xuất dùng cho sản xuất không hết trả lại kho

TK 154

TK111,112,331,141 Kết chuyển chi phí NVL

Giá thực tế NVL mua về thực tế trong kỳ

Dùng ngay

TK133 TK 632

Thuế GTGT Kết chuyển chi phí nguyên liệu

Khấu trừ vượt trên mức bình thường

Sơ đồ 2.1: Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:

TK 334 TK 622 TK 154

Tiền lương phải trả cho Kết chuyển phân bổ chi phí nhân công

công nhân trực tiếp sản xuất trực tiếp sản xuất cho từng loại sản phẩm

TK 338

Trích các khoản trích theo lương

Theo quy định hiện hành

TK335 TK

Trích trước chi phí nghỉ phép Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

Của công nhân trực tiếp sản xuất sản xuất vượt trên mức bình thường

Sơ đồ 2.2: Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp

2.1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung (SXC)

Nội dung: đây là chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất

trong phạm vi phân xưởng hay tổ đội sản xuất.

Chứng từ sử dụng: chứng từ được sử dụng ở kế toán chi phí sản xuất chung là

các bảng kê vật liệu và công cụ, bảng phân bổ tiền lương, bảng tính và phân bổ

khấu hao tái sản cố định, hợp đồng sửa chữa tài sản cố định.

Nội dung kết cấu:

- Bên nợ: phản ánh nghiệp vụ làm tăng chi phí sản xuất chung. - Bên có: phản ánh các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung, kết chuyển chi

phí sản xuất chung vượt trên mức bình thường vào giá vốn hàng bán, kết chuyển chi

phí sản xuất chung

- Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:

TK 334, 338 TK627 TK111,112,

Tiền lương và các khoản trích theo Các khoản giảm chi phí

lương của nhân viên phân xưởng

TK

Vật liệu xuất dùng cho

quản lý phân xưởng

TK153,242 TK

CCDC xuất dùng loại Kết chuyển chi phí SXC

phân bổ 1 lần, phân bổ nhiều lần vào tính giá thành

TK 214

Khấu hao TSCĐ tại phân xưởng

Sản xuất

TK 353 TK 632

Trích trước sử chữa lớn TSCĐ Chi phí sản xuất chung

vượt quá mức bình thường

TK111,112,

Các khoản chi phí

dịch vụ mua ngoài

TK 133

Thuế GTGT

khấu trừ

Sơ đồ 2.3: Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung

Phân bổ chi phí:

Mức phân bổ CPSXC

cho từng đối tượng

Tổng CPSXC thực tế

phát sinh trong kỳ

X

Tiêu thức phân bổ

của từng đối tượng Tổng tiêu thức dùng để

phân bổ các đối tượng

2.1.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang

a. Khái niệm

Sản phẩm dở dang: là sản phẩm chưa thực hiện đầy đủ quy trình côn nghệ đã

đề ra từ trước, nó đạt tiêu chuẩn theo quy định của một sản phẩm dở dang được sử

dụng để tiếp tục chế biến thành sản phẩm hoàn thành hoặc để bán.

Đánh giá sản phẩm dở dang: là sử dụng các công cụ kế toán (được thực hiện

bằng phương pháp như phương pháp ước lượng tương đương hoặc phương pháp chi

phí trực tiếp…) để xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tương ứng với số

lượng sản phẩm dở dang.

b. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm dở dang (SPDD)

Phương pháp tính giá trị SPDD theo chi phí nguyên vật liệu

- Nội dung: theo phương pháp này trị giá sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi

phí vật liệu, còn các chi phí khác thì tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

- Cách tính:

Giá trị sản

phẩm dở dang

cuối kỳ

Chi phí nguyên

vật liệu dở dang

đầu kỳ

Chi phí nguyên

vật liệu phát sinh

trong kỳ

X

Số lượng sản

phẩm dở

Số lượng sản dang

phẩm hoàn thành

Số lượng sản

phẩm dở dang

  • Chú ý: khi tính giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí vật liệu thì

chỉ tính chi phí nguyên vật liệu chính, còn đối với chi phí vật liệu phụ xem như đã

chuyển dịch hết vào trong sản phẩm hoàn thành.

  • Điều kiện áp dụng: Phương pháp này chỉ áp dụng với các doanh nghiệp có

sản phẩm dở dang đều đặn và chi phí vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản

phẩm. Phương pháp này đơn giản, dễ tính nhưng ít chính xác, vì vậy ít sử dụng

phương pháp này trong thực tế.

Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương :

- Nội dung: theo phương pháp này kế toán phải căn cứ vào mức độ hoàn thành

của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn chế biến do bộ phận kỹ thuật xác định, để tính

quy đổi số lượng sản phẩm dở dang thành số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

  • Cách tính:

Chi phí sản

Chi phí nguyên

Chi phí nhân

Chi phí sản xuất

xuất dở dang

cuối kỳ

vật liệu dở dang

cuối kỳ

công dở dang

cuối kỳ

chung dở dang

cuối kỳ

Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến

- Nội dung: thực chất phương pháp này là phương pháp ước lượng sản phẩm

hoàn thành tương đương, nhưng để đơn giản cho việc tính toán người ta lấy mức độ

hoàn thành bình quân của sản phẩm dở dang là 50% so với thành phẩm, để tính toán

cho chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, còn chi phí nguyên vật

liệu chính tính cho đơn vị sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau.

Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo giá thành kế hoạch hoặc giá

thành định mức

- Nội dung: kế toán sẽ xây dựng giá thành đơn vị hay xác định định mức chi phí

cho từng loại sản phẩm, căn cứ vào đó kế toán xác định chi phí dở dang của từng sản

phẩm. Phương pháp này đòi hỏi phải có hệ thống định mức chi phí hoàn thành.

2.1.5. Tính giá thành sản phẩm

2.1.5.1. Phương pháp tính giá thành

a. Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp)

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất giản đơn, ít

các mặt hàng sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn.

Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách trực tiếp lấy

sổ chi phí sản xuất sản phẩm cộng hoặc trừ số chênh lệch giữa các giá trị làm dở

đầu kỳ so với cuối kỳ, chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành.

b. Phương pháp hệ số

Phương pháp này được áp dụng trong doanh nghiệp thu được nhiều sản phẩm

cùng một lúc của quá trình sản xuất, trong cùng một dây truyền công nghệ sử dụng

cùng một lượng yếu tố đầu vào. Doanh nghiệp xây dựng hệ số thành phẩm cho từng

loại sản phẩm thu được kế toán căn cứ vào đó để tính giá thành cho từng loại sản

phẩm chính hoàn thành.

Công thức: